Quá trình hình thành và phát triển thành phố Hạ Long

1. Giới thiệu chung:

Thành phố Hạ Long là một trong 04 thành phố của tỉnh Quảng Ninh và là thủ phủ, trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, thương mại, dịch vụ của tỉnh Quảng Ninh với Vịnh Hạ Long, được Unesco nhiều lần công nhận là di sản thiên nhiên của thế giới. Hạ Long có vị trí chiến lược quan trọng trong khu vực Đông Bắc Việt Nam, gần 2 đô thị lớn là Thủ đô Hà Nội, thành phố Hải Phòng và tương đối gần biên giới Việt Nam - Trung Quốc.

Với vị trí gần các trung tâm dân cư lớn của khu vực phía Bắc như Hà Nội, Hải Phòng, cùng với 2 vùng phát triển chiến lược khác là Khu Kinh tế cửa khẩu Móng Cái và Khu kinh tế Vân Đồn, đường bờ biển trải dài trên Vịnh Bắc Bộ, Hạ Long có vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam trong quan hệ thương mại và đảm bảo quốc phòng an ninh; có điều kiện thuận lợi để phát triển thành một trung tâm du lịch, đầu mối về công nghiệp, thương mại và giao thông vận tải dọc hành lang kinh tế ASEAN - Việt Nam - Trung Quốc. Thành phố Hạ Long được Thủ tướng Chính phủ công nhận là đô thị loại I theo Quyết định số 1838/QĐ-TTg ngày 10/10/2013.

Ngày 09/10/2013, ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh ban hành Quyết định số 2725/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch chung thành phố Hạ Long đến năm 2030, tầm nhìn ngoài năm 2050. 

Ngày 17/12/2019, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ra Nghị quyết số 837/NQ-UBTVQH về sắp xếp các đơn vị cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Quảng Ninh, theo đó: Nhập toàn bộ 843,54 km2 diện tích tự nhiên và dân số (51.003 người) của huyện Hoành Bồ với toàn bộ 275,58 km2 diện tích tự nhiên và dân số (249.264 người) của thành phố Hạ Long.

Sau sắp xếp, điều chỉnh, thành phố Hạ Long mới có diện tích tự nhiên 1.119,36 km2, đạt 746,08% và quy mô dân số 300.267 người, đạt 200,17%  so với quy định. Đơn vị hành chính trực thuộc thành phố Hạ Long gồm: 33 đơn vị cấp xã, bao gồm 21 phường và 12 xã.

Đến nay thành phố Hạ Long đã có những bước phát triển mạnh mẽ trên các mặt kinh tế - xã hội với tốc độ đô thị hóa nhanh, bộ mặt đô thị, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và dịch vụ đã có sự thay đổi nhanh chóng, đồng bộ và hiện đại, là đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh. 

2. Quá trình thành lập, nhập, chia, giải thể, điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hạ Long:

Thành phố Hạ Long được hình thành qua nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau. Năm 1883, Hòn Gai là một đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh Quảng Yên.

Sau Cách mạng tháng 8 năm 1945, thị xã Hồng Gai trở thành thủ phủ của vùng mỏ. Cuối năm 1946, người Pháp tái chiếm Hòn Gai.

Sau hiệp định Genève 1954, thị xã Hồng Gai lại là thủ phủ của khu Hồng Quảng.

  • Ngày 17/6/1958, xã Thành Công thuộc huyện Hoành Bồ được sáp nhập vào thị xã Hồng Gai.
  • Ngày 30/10/1963, hợp nhất tỉnh Hải Ninh và khu Hồng Quảng thành tỉnh Quảng Ninh, từ đó Hồng Gai trở thành thủ phủ của Quảng Ninh.
  • Ngày  26/9/1966, chuyển xã Tân Hải về huyện Cẩm Phả quản lý. Thị xã Hồng Gai là trung tâm cung cấp than cho toàn bộ ngành công nghiệp của Miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Bến phà Bãi Cháy đã từng là đầu mối giao thông quan trọng, bị bom Mỹ hủy diệt nhiều lần, 3 lần danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
  • Sau năm 1975, thị xã Hồng Gai có 4 phường: Bạch Đằng, Hạ Long, Trần Hưng Đạo, Yết Kiêu; 5 thị trấn: Bãi Cháy, Cao Thắng, Cọc 5, Hà Lầm, Hà Tu và 3 xã: Hùng Thắng, Thành Công, Tuần Châu. Ngày 16/01/1979, chia thị trấn Bãi Cháy thành 2 thị trấn: Bãi Cháy và Giếng Đáy.
  • Ngày 11/8/1981, chia thị trấn Hà Tu thành 2 phường: Hà Tu và Hà Phong; chia thị trấn Hà Lầm thành 3 phường: Hà Lầm, Hà Trung, Hà Khánh; chia thị trấn Cọc 5 thành 2 phường: Hồng Hà và Hồng Hải; chia thị trấn Cao Thắng thành 2 phường: Cao Thắng và Cao Xanh; chia thị trấn Giếng Đáy thành 2 phường: Giếng Đáy và Hà Khẩu; chuyển thị trấn Bãi Cháy thành phường Bãi Cháy.
  • Ngày 28/5/1991, sáp nhập xã Thành Công vào phường Hà Khẩu.
  • Ngày 27/12/1993, Chính phủ ban hành Nghị định số 102/CP, thành phố Hạ Long được chính thức thành lập trên cơ sở của thị xã Hòn Gai.
  • Ngày 28/10/1996, phường Hạ Long được đổi tên thành phường Hồng Gai.
  • Ngàỵ 16/8/ 2001, hai xã Việt Hưng và Đại Yên của huyện Hoành Bồ được sáp nhập về thành phố Hạ Long.
  • Ngày 26/9/2003, thành phố Hạ Long được công nhận là đô thị loại 2.
  • Ngày 01/10/2003, chuyển 2 xã: Hùng Thắng và Tuần Châu thành 2 phường có tên tương ứng.
  • Ngày 05/02/2010, Chính phủ ban hành Nghị quyết 07/NQ-CP thành lập các phường Đại Yên và Việt Hưng thuộc thành phố Hạ Long trên cơ sở 2 xã có tên tương ứng. Giới hạn phía đông thành phố ngăn cách với Thành phố Cẩm Phả là dốc Đèo Bụt. Giới hạn phía Tây là hồ Yên Lập, giáp với thị xã Quảng Yên.
  • Ngày 10/10/2013, Chính phủ ban hành Quyết định số 1838/QĐ-TTg công nhận thành phô Hạ Long là đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh Quảng Ninh.
  • Ngày 17/12/2019, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ra Nghị quyết số 837/NQ-UBTVQH về sắp xếp các đơn vị cấp huyện, cấp xã thuộc tỉnh Quảng Ninh, theo đó đã sáp nhập huyện Hoành Bồ vào thành phố Hạ Long.
  •  

3. Hiện trạng thành phố Hạ Long:

  • Thuộc khu vực: Đồng bằng, trung du.
  • Diện tích tự nhiên: 275,58 km2, đạt tỷ lệ 183,72% so với quy định.
  • Dân số trung bình năm 2018: 249.264 người, đạt tỷ ỉệ 166,18% so với quy định.
  • Số ĐVHC cấp xã trực thuộc: gồm 20 phường (Các phường: Hà Khánh, Hà Trung, Hà Lầm, Hà Phong, Hà Tu, Hồng Hải, Cao Thắng, Cao Xanh, Yết Kiêu, Trần Hưng Đạo, Bạch Đằng, Hòn Gai, Bãi Cháy, Hồng Hà, Hà Khẩu, Giếng Đáy, Hùng Thắng, Tuần Châu, Việt Hưng, Đại Yên).
  • Giáp ranh địa giới hành chính với các ĐVHC cùng cấp liền kề:
  • + Phía Đông Hạ Long giáp thành phố Cẩm Phả;
  • + Phía Tây giáp thị xã Quảng Yên;
  • + Phía Bắc giáp huyện huyện Ba Chẽ;
  • + Phía Nam là vịnh Hạ Long.

 

Thời tiết

Tỷ giá ngoại tệ
Thống kê truy cập
Đang online 110