Hộ gia đình, cá nhân ở đô thị phải chứa, đựng chất thải rắn sinh hoạt sau khi thực hiện phân loại vào các bao bì để chuyển giao
Bộ Tài nguyên và Môi trường đang xây dựng Dự thảo Hướng dẫn kỹ thuật phân loại chất thải rắn sinh hoạt. Trong đó, nội dung phân loại rác tại hộ gia đình được chú trọng, nhằm hướng tới việc sau ngày 31/12/2024, thực hiện xử phạt đối với hộ gia đình không phân loại rác, được quy định tại Nghị định 45/2022/NĐ-CP ngày 7/7/2022 của Chính phủ "quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường" và tại khoản 7 Điều 79 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020. Theo Khoản 3 Điều 75 Luật Bảo vệ môi trường 2020, hộ gia đình, cá nhân ở đô thị phải chứa, đựng chất thải rắn sinh hoạt sau khi thực hiện phân loại vào các bao bì để chuyển giao: Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân tái sử dụng, tái chế hoặc cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt Chất thải thực phẩm và chất thải rắn sinh hoạt khác phải được chứa, đựng trong bao bì theo quy định và chuyển giao cho cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt chất thải thực phẩm có thể được sử dụng làm phân bón hữu cơ, làm thức ăn chăn nuôi.
Tin tức khác
- Lịch Sử, Ý nghĩa Ngày Quốc Tế Hạnh phúc 20/3 Và Cách Lan Tỏa Yêu Thương
- Lịch sử và ý nghĩa ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3
- Đồng chí Vũ Quyết Tiến được bầu giữ chức vụ Phó Bí thư Tỉnh ủy
- PHƯỜNG ĐẠI YÊN TỔ CHỨC LIÊN HOAN TIẾNG HÁT KHU DÂN CƯ CHÀO MỪNG ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ CÁC CẤP NHIỆM KỲ 2025-2030!
- Quảng Ninh: TP Hạ Long dẫn đầu toàn tỉnh về năng lực cạnh tranh và chuyển đổi số